Viên Sủi Upsa-C 1000Mg Upsa Sas Phòng Và Điều Trị Cảm Tuýp 10 Viên

Trạng thái: Còn hàng
SKU: 00007678
Thương hiệu: pháp
65.000 đ
Viên Sủi Upsa-C 1000Mg Upsa Sas Phòng Và Điều Trị Cảm Tuýp 10 Viên ✅ Upsa-C là sản phẩm của Công ty Upsa Sas (Pháp), thành phần chính là vitamin C (Acid ascorbic), là sản phẩm giúp điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin C...
pháp (Chính hãng)

Viên Sủi Upsa-C 1000Mg Upsa Sas Phòng Và Điều Trị Cảm Tuýp 10 Viên

Viên Sủi Upsa-C Là Gì?

Upsa-C là sản phẩm của Công ty Upsa Sas (Pháp), thành phần chính là vitamin C (Acid ascorbic), là sản phẩm giúp điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin C, mệt mỏi tạm thời, phòng và điều trị cảm lạnh.
Upsa-C được bào chế dưới dạng viên nén sủi bọt. Quy cách đóng gói gồm hộp 1 tuýp x 10 viên.

Thành Phần Của Viên Sủi Upsa-C

Thông Tin Thành Phần
Viên sủi có chứa:
Thành phần
Hàm lượng
Vitamin C
1000mg

 

Công Dụng Của Viên Sủi Upsa-C

Chỉ định

Thuốc Upsa-C được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Ðiều trị tình trạng thiếu hụt vitamin C.
  • Ðiều trị mệt mỏi tạm thời
  • Phòng và điều trị cảm lạnh.

Dược lực học

Không có.

Dược động học

Không có.

Mua Viên Sủi Upsa-C 1000Mg Upsa Sas Phòng Và Điều Trị Cảm Tuýp 10 Viên ở đâu?

Nhà Thuốc Vitapharm 

Địa chỉ: 

63/4 gò dầu phường tân quý quận tân phú

 

Hotline: 0819.184.008

Website: www.vitapharm.com.vn

 

Xem thêm

Liều Dùng Của Viên Sủi Upsa-C

Cách dùng

Đường uống. Hoà tan viên thuốc vào nửa cốc nước.

Liều dùng

Chỉ dành cho người lớn, 1 viên một ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Triệu chứng quá liều thuộc dạ dày - ruột như tiêu chảy và đầy hơi thường xảy ra với liều trên 1g/ngày và tự khỏi khi ngừng dùng thuốc.
Hướng dẫn từ các cơ quan chuyên ngành hiện nay công nhận, chưa có đủ bằng chứng khoa học để làm căn cứ xác định giới hạn an toàn cao nhất hoặc lượng tối đa để sử dụng an toàn, được tính với liều cao tới 2g/ngày.
Những người bị rối loạn chuyển hóa sắt (ví dụ: Bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, thiếu máu nguyên bào sắt, thiếu máu Địa Trung Hải) hoặc bản chất dễ hình thành sỏi thận hoặc sỏi niệu, có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề bất lợi như quá tải sắt và bẩm chất dễ sỏi thận hoặc sỏi niệu. Nếu nghi ngờ quá liều acid ascorbic, lập tức thông báo cho bác sĩ và nên điều trị triệu chứng.

Làm gì khi quên 1 liều?

Uống liều đã quên ngay khi nhớ. Nếu gần đến giờ uống liều kế tiếp, bỏ qua liều quên và uống thuốc theo liều khuyến cáo kế tiếp. Không uống liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.

Tác Dụng Phụ Của Viên Sủi Upsa-C

      Khi sử dụng thuốc Upsa-C, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

      Nếu dùng quá 1g/ngày, những điều sau đây có thể xảy ra:

      • Rối loạn dạ dày - ruột (ợ nóng, tiêu chảy, đau bụng).
      • Rối loạn thận và đường tiết niệu (tiểu tiện khó hoặc nước tiểu có màu đỏ, tăng oxalat niệu).
      • Rối loạn hệ thần kinh (chóng mặt).
      • Tan huyết (vỡ hồng cầu) ở những bệnh nhân thiếu hụt G6PD (thiếu một enzyme trong hồng cầu).
      • Các rối loạn ở da và mô dưới da (mề đay, phát ban).
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
      Đừng ngại hỏi ý kiến thầy thuốc hoặc dược sĩ và báo cho họ về những tác dụng không mong muốn hoặc khó chịu có thể chưa nói tới trong tờ hướng dẫn này.

 

Lưu Ý Của Viên Sủi Upsa-C

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Upsa-C chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn cảm đối với một thành phần của thuốc.
  • Sỏi thận.

Thận trọng khi sử dụng

Do có tác dụng kích thích nhẹ, không nên dùng vitamin C vào cuối ngày. Việc dùng các loại thực phẩm khác nhau thường cho cơ thể các nhu cầu về Vitamin.
Thuốc này có chứa 283mg Na trong một đơn vị liều, do đó những người có chế độ ăn ít muối (ăn nhạt) cần chú ý.
Thận trọng khi dùng thuốc này trên những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa sắt, bẩm chất dễ hình thành sỏi thận hoặc sỏi niệu và thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase.
Không dung nạp với fructose, hội chứng kém hấp thu với glucose và galactose, hoặc thiếu hụt sucrase-isomaltase do sự có mặt của sucrose.
Bệnh nhân có hội chứng kém hấp thu glucose-galactose thì không nên sử dụng thuốc này vì nó có chứa maltodextrin.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có tác động không mong muốn của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc được báo cáo.

Thời kỳ mang thai 

Vitamin C được chuyển từ máu của mẹ vào bào thai nhờ cơ chế vận chuyển tích cực.
Vitamin C được bài tiết vào trong sữa mẹ.
Khi mang thai, chỉ được dùng thuốc này khi có ý kiến của thầy thuốc.
Nếu bạn thấy mình có thai trong khi đang điều trị bằng vitamin C, cần hỏi ý kiến của thầy thuốc và chỉ có thầy thuốc mới quyết định được bạn có thể tiếp tục điều trị hay không.

Thời kỳ cho con bú

Nên tránh dùng vitamin C liều cao khi cho con bú.

Tương tác thuốc

Ở liều cao (trên 2g một ngày) acid ascorbic có thể ảnh hưởng tới các xét nghiệm cận lâm sàng sau như định tính creatinin và glucose, máu và nước tiểu.

Bảo Quản

Không dùng quá hạn ghi trên vỏ hộp thuốc.
Không nên dùng thuốc sau khi mở nắp 30 ngày.
Bảo quản dưới 25oC, nơi khô ráo.

Nguồn Tham Khảo

Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Xem thêm

Dược lực học là gì?
 
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

 

Dược động học là gì?
 
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

 

Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc
 
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

 

Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?
 
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

 

Các dạng bào chế của thuốc?
 
Có các dạng bào chế thuốc như
Theo thể chất:
  • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
  • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
  • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).
Theo đường dùng:
  • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
  • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
  • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
  • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).